Tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Ông Lê Hải Bình. (Ảnh: tuyengiao.vn)
Tân Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình sinh ngày 20/6/1977; quê quán huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Ông có trình độ chuyên môn Tiến sĩ Quan hệ Quốc tế.
Ông Lê Hải Bình có thời gian dài công tác tại Bộ Ngoại giao và giữ các chức vụ: Thư ký Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao; Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại; Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao (Học viện Ngoại giao); Phó Vụ trưởng, Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí; Người phát ngôn Bộ Ngoại giao; Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao kiêm nhiệm chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược.
Tháng 10/2019 - 11/2019, ông Lê Hải Bình được điều động, phân công giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Tháng 11/2019 - 8/2021, ông Lê Hải Bình là Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ngày 30/1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Lê Hải Bình được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XIII.
Tháng 8/2021, Bộ Chính trị bổ nhiệm ông Lê Hải Bình giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Anh Văn" alt=""/>Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sảnÔng Trần Thanh Mẫn cho biết, hoạt động chất vấn tại kỳ họp này tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.
Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn những vấn đề thuộc trách nhiệm của 4 Bộ trưởng, Trưởng ngành gồm: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Công Thương, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng Kiểm toán Nhà nước. Cùng tham gia giải trình có các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các Bộ trưởng, Trưởng ngành liên quan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: quochoi.vn)
"Thực hiện quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 tiếp tục tiến hành theo cách thức 'hỏi nhanh, đáp gọn'", Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo đó, người trả lời chất vấn có thời gian không quá 5 phút phát biểu về vấn đề thuộc lĩnh vực chất vấn trước khi Quốc hội tiến hành chất vấn.
Mỗi lượt Chủ tọa phiên họp sẽ mời 3 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút; tranh luận không quá 2 phút; thời gian trả lời không quá 3 phút cho mỗi câu hỏi. Các thành viên Chính phủ, các Trưởng ngành liên quan sẽ tham gia giải trình theo sự điều hành của Chủ tọa phiên họp để làm rõ hơn những vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội.
"Qua theo dõi, ghi chép tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 29/5, tôi thấy đại biểu Quốc hội có nêu 7 vấn đề thuộc lĩnh vực Tài nguyên Môi trường; 4 vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương; 2 vấn đề thuộc lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng đã trả lời một số nội dung, trân trọng đề nghị đại biểu Quốc hội, để tránh trùng lắp nội dung chất vấn, nếu thấy thật cần thiết thì mới trao đổi lại", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với việc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, các vị đại biểu Quốc hội đã có thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng báo cáo của các Bộ trưởng, Trưởng ngành để chất vấn làm rõ các nội dung, trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành đối với lĩnh vực chất vấn.
Đồng thời, các Bộ trưởng, Trưởng ngành thông qua chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ có thêm thông tin để hoàn thiện các giải pháp có hiệu quả trong việc lãnh đạo, điều hành, tạo chuyển biến thực sự trong từng lĩnh vực quản lý.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tế.
"Tiếp tục đưa hoạt động chất vấn ngày càng trở thành điểm nhấn quan trọng của kỳ họp, đáp ứng sự mong đợi của cử tri, Nhân dân cả nước và yêu cầu của các vị đại biểu Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định.
Chủ tịch Quốc hội thông tin, Chính phủ đã phân công Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ, làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn vào cuối Kỳ họp, đây là cơ sở để các cơ quan triển khai thực hiện và cũng là cơ sở để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội giám sát.
Sau phát biểu mở đầu phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường.
Anh Văn" alt=""/>Chủ tịch Quốc hội: Phiên chất vấn thực hiện theo cách thức 'hỏi nhanh, đáp gọn'22 điểm mới đỗ ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Ảnh Lê Anh Dũng |